id quod volo

Wednesday, February 28, 2007

Lenten Reflection - Wednesday, 1st Week of Lent

Jonah and the Ninevites


God Wants to Forgive and Heal

Jesus preached to the people, asking them to repent, just as the Ninevites had done, saying, "They turned from their sins when they heard Jonah preach." - Luke 11:32

Our Lenten observances of prayer, fasting, and concern for those in need call us to radical conversion and trust in God's mercy. These practices disclose our sinful tendencies, and uncover areas of unfreedom and attachments that often lead us to sin. We realize our inner conflict like Saint Paul: "I do not understand my own actions. For I do not do what I want, but I do the very thing I hate." (Rom 7:16). We come to the limit of our creaturehood: we cannot save ourselves.

Such realization takes us to the threshold of God's unbounded mercy and love. We meet the God of Jesus who has no room for hatred, desire for revenge, or pleasure in seeing us punished. God wants to forgive, heal, restore, show us endless mercy, and see us come home. Like the father in the "Prodigal Son" parable who lets both of his sons make their own decisions, God gives us the freedom to choose or refuse divine love. God waits. Yet, God will go more than half way to meet us upon our return. God accepts our wandering hearts yet continually chooses to forgive, heal, and embrace completely. This is our homecoming. This is our Good News.

"In what area of my life might I long for yet resist a deeper conversion of heart and return to God?"

-----
Suggested reflection format

Labels:

Tuesday, February 27, 2007

Lenten Reflection - Tuesday, 1st Week of Lent

Thoughts Can Actually Help us Toward God

"When you are praying, do not heap up empty phrases as the Gentiles do; for they think that they will be heard because of their many words. Do not be like them, for your Father knows what you need before you ask him. Pray then in this way: Our Father in heaven ..." - Matthew 6:7-9

Our minds are always active. We analyze, reflect, or daydream. Much of the time, we worry about the future and fret about the past. There is not a moment during the day or night when we are not thinking. You might say our thinking is "unceasing." Sometimes we wish that we could stop thinking for a while; that would save us from many worries, guilt feelings, and fears. Our ability to think is our greatest gift, but it is also the source of our greatest pain. Do we have to become victims of unceasing thoughts? No, we can convert our unceasing thinking into unceasing prayer by making our inner monologue into a continuing dialogue with God, who is the source of all love.

One way of listening to the Spirit's prompting at the core of our being is just to let our thoughts be, without judging ourselves as we experience these thoughts nor feeding them. Letting them be while inviting God in can be a way of praying unceasingly.

Let us allow the One who dwells in the center of our beings to listen with love to all that occupies and preoccupies our minds. Let us listen to the One who hides in our thoughts.

O Holy Spirit, convert my never-ending flow of thoughts into prayer.

adapted from Henri Nouwen

-----
Suggested reflection format

Labels:

Cuộc Hành Trình


Thời gian 40 năm dân Chúa đi trong sa mạc không phải là một khoảng thời gian đi lang thang vô định nhưng là một hành trình với một mục đích hết sức quan trọng cho sự tồn tại của dân tộc là tìm về quê cha đất tổ của mình. Họ khởi hành từ Ai Cập và kết thúc tại đồng bằng Mô-Áp trước khi tiến vào định cư tại miền Canaan. Cuộc hành trình diễn tiến theo từng giai đoạn, từ Ai Cập đến núi Sinai, tạm dừng chân ở đó trong khoảng một năm, sau đó tiếp tục qua những chặng đường kế tiếp cho đến khi về đến miền Ðất Hứa.

Suốt cuộc hành trình dài 40 năm đó họ đã gặp rất nhiều thử thách. Nhưng có hai thử thách đáng kể nhất.

Thử thách quan trọng thứ nhất họ gặp phải là khi đối diện với những khó khăn của cuộc hành trình lâu dài họ trở nên mệt mỏi nản lòng, muốn ngừng lại và không muốn tiếp tục nữa. Họ sẵn sàng chấp nhận đóng trại, để sống ở nơi những ốc đảo nhỏ nằm rải rác trong sa mạc. Họ không còn ý chí và nghị lực để tiếp tục nữa.

Trong Tân Ước, khi các môn đệ được chứng kiến việc Chúa biến hình trở nên sáng láng (Mt 17:4), họ muốn cắm lều ở lại đó để được tận hưởng mãi mãi những giây phút vui sướng và hạnh phúc, không muốn xuống núi để đối diện với thực tế cam go. Phải chăng đó cũng là những cám dỗ chúng ta đang gặp phải trong đời sống đức tin: luôn tìm cách tránh né những lời mời gọi của Thiên Chúa muốn chúng ta bước ra khỏi những an toàn thoải mái của cuộc sống để bước vào cuộc hành trình đầy gian nan và bất định của người môn đệ?

Thử thách thứ hai có lẽ còn nghiêm trọng hơn. Sách Xuất Hành kể lại rằng dân chúng đã nổi loạn chống lại Môisê và đòi trở lại Ai Cập. Họ kêu ca: "Bên Ai Cập không có đủ mồ chôn hay sao mà ông lại đưa chúng tôi vào chết trong sa mạc? Cứ để mặc chúng tôi làm nô lệ Ai Cập! Thà làm nô lệ Ai Cập còn hơn chết trong sa mạc!". Họ phản kháng như thế mặc dù đã được chứng kiến biết bao nhiêu phép lạ Yavê đã làm để cứu họ. Khi họ khát Yavê đã cho nước chảy ra từ những tảng đá, khi họ đói Yavê cho manna từ trời rơi xuống, khi gặp thù địch, Yavê ra tay bảo vệ họ.

Sự cám dỗ để luyến tiếc một dĩ vãng dễ dãi, an toàn, dù phải sống trong tình trạng nô lệ, ươn hèn, thiếu nhân phẩm là một cám dỗ tinh vi làm cho ta sợ hãi tương lai và chùn bước trước mọi thử thách, chúng ta bị cám dỗ dùng dĩ vãng để tránh tương lai. Gặp trở ngại và thử thách chúng ta muốn bỏ cuộc hoặc tránh né, tìm một lối thoát để được an toàn.

Trong sứ mệnh đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu không hứa với các môn đệ của Ngài những dễ dãi thoải mái, không hứa với các môn đệ của Ngài là sẽ không có bách hại và bị chống đối, không có thử thách cam go; nhưng chỉ hứa một điều là luôn luôn Ngài đi phía trước họ.


Vũ Tiến

Monday, February 26, 2007

Lenten Reflection - Monday, 1st Week of Lent

Choose Love By Taking Small Steps Daily

"You shall not hate in your heart anyone of your kin; you shall reprove your neighbor, or you will incur guilt yourself. You shall not take vengeance or bear a grudge against any of your people, but you shall love your neighbor as yourself." - Leviticus 19:17-18

Often we speak of love as if it were a feeling. Rather, it is a choice. A continual choice: a commitment to nurture the spiritual growth of ourselves or another. Yes, it is difficult to choose love when we have experienced so little of it. Nevertheless, we can choose love by taking small steps of self-giving love. A smile, a handshake, a word of encouragement, a phone call, a card, an embrace, a kind greeting, a gesture of support, a moment of attention, a helping hand, a present, a financial contribution, a visit - all these are little steps toward love. It may even involve taking more rest or better self-care so that we can better care for others.

Thérèse of Lisieux reminds us that love lies not in the magnitude of the deed but in the totality of the self-giving. Mother Teresa puts it similarly: "We can do no great deeds, only small deeds with great love." In choosing to love through simple self-giving deeds, we are acting into a new way of being. These small steps ground our love in the One who is Love, beyond our feelings.

O Lord, help me to take the small steps of love I need to take today.

inspired by Henri Nouwen

-----
Suggested reflection format

Labels:

On Contemplating Christ Crucified


Date: 2007-02-25

On Contemplating Christ Crucified
"Eloquent Message of Love"

VATICAN CITY, FEB. 25, 2007 (Zenit.org).-
Here is a translation of the address Benedict XVI delivered today before reciting the midday Angelus with several thousand people gathered in St. Peter's Square.


* * *

Dear Brothers and Sisters,

This year, the Lenten message is inspired in the verse of John's Gospel, which in turn goes back to a messianic prophecy of Zechariah: "They shall look on him whom they have pierced" (John 19:37).

The beloved disciple, present with Mary, the Mother of Jesus, and the other women on Calvary, was an eyewitness of the thrust of the spear which pierced Christ's side, so that blood and water came out (cf. John 19:31-34). This gesture of an unknown Roman soldier, destined to be lost in oblivion, was imprinted on the eyes and heart of the apostle, who recounted it in his Gospel. In the course of the centuries, how many conversions have taken place precisely thanks to the eloquent message of love that he receives who contemplates Jesus crucified!

Therefore, we enter the Lenten season with our gaze fixed on Jesus' side. In the encyclical letter "Deus Caritas Est" (cf. No. 12), I wished to underline that only by gazing on Jesus, dead on the cross for us, can we know and contemplate this fundamental truth: "God is love" (1 John 4:8,16). "In this contemplation the Christian discovers the path along which his life and love must move" ("Deus Caritas Est," No. 12).

Contemplating the Crucified with the eyes of faith, we can understand profoundly what sin is, its tragic gravity, and at the same time the incommensurable power of the Lord's forgiveness and mercy. During these days of Lent, let us not distance our hearts from this mystery of profound humanity and lofty spirituality.

On contemplating Christ, let us feel at the same time that we are contemplated by him. He whom we ourselves have pierced with our faults does not cease to shed over the world an inexhaustible torrent of merciful love. May humanity understand that only from this source is it possible to draw the spiritual energy indispensable to build that peace and happiness for which every human being is ceaselessly searching.

Let us pray to the Virgin Mary, whose soul was pierced next to her Son's cross, to obtain for us the gift of a firm faith. That, guiding us on our Lenten journey, she may help us leave everything that impedes us from listening to Christ and his word of salvation.

In particular, entrust to the Virgin Mary the week of Spiritual Exercises that will begin this afternoon in the Vatican, and in which I and my collaborators of the Roman Curia will participate.

Dear brothers and sisters: Please support me with your prayer and I will be happy to do the same in the recollection of the retreat, invoking divine power on each one of you, on your families and your communities.

[Translation by ZENIT]

[After praying the Angelus, the Holy Father greeted pilgrims in six languages. In English, he said:]

I am happy to greet all the English-speaking pilgrims and visitors present for this Angelus, particularly the group of Missionaries of Faith from Samoa. Today, the First Sunday of Lent, we are invited to contemplate Jesus as an example of how to conduct our daily struggle against temptation. May this time of purification prepare our hearts to celebrate the saving mysteries of the death and resurrection of Christ. I wish you all a pleasant stay in Rome, and a blessed Sunday!

© Copyright 2007 -- Libreria Editrice Vaticana

Sunday, February 25, 2007

Lenten Reflection - 1st Sunday of Lent

"Filled with the Holy Spirit, Jesus returned from the Jordan and was led by the Spirit into the desert for forty days, to be tempted by the devil." - Lk 4:1

"Because he clings to me, I will deliver him; I will set him on high because he acknowledges my name. He shall call upon me, and I will answer him." - Ps 91:14

We never talk about loneliness; yet, it is so prevalent. It visits us all. Yet, our culture frowns upon it. It is "bad" to feel lonely. However, loneliness affects us all, so much that some of us are paralyzed into fear; and many of us throw ourselves into a maelstrom of activity as if we can run away from it.

Jesus allowed the Spirit to lead him into the desert. He faced his suffocating loneliness and its temptations. Through it, he grew more radically dependent on God_Abba; he came to a deeper realization of who he was and who he was called to be – the Beloved. Like him, when we are open to our loneliness - our particular kind of suffering - something creative happens. We can stand with others who suffer their particular loneliness. And even though ours and theirs are not the same loneliness, solidarity is born. Compassion grows. Moreover, we come to know and love Jesus more intimately. Mysteriously, we grow in greater intimacy with ourselves, others, and Jesus. On the way, our heart becomes more tender and closer to the heart of God.

"Jesus, help us to enter our loneliness with you and cling to God."

-----
Suggested reflection format

Labels:

Thánh Vịnh 91

1 Hỡi ai nương tựa Đấng Tối Cao
và núp bóng Đấng quyền năng tuyệt đối,
2 hãy thưa với CHÚA rằng:
"Lạy Thiên Chúa, Ngài là nơi con náu ẩn,
là đồn luỹ chở che, con tin tưởng vào Ngài."
3 Chính Chúa gìn giữ bạn
khỏi lưới kẻ thù giăng, khỏi tai ương tàn khốc.
4 Chúa phù trì che chở, dưới cánh Người, bạn có chỗ ẩn thân:
lòng Chúa tín trung là khiên che thuẫn đỡ.
5 Bạn không sợ cảnh hãi hùng đêm vắng
hay mũi tên bay giữa ban ngày,
6 cả dịch khí hoành hành trong đêm tối,
cả ôn thần sát hại lúc ban trưa.
7 Dù tả hữu có ngàn người quỵ ngã,
dù hai bên có chết cả vạn người,
riêng phần bạn, tuyệt nhiên không hề hấn.
8 Mở mắt coi, bạn liền thấy rõ
thế nào là số phận bọn ác nhân.
9 Vì bạn có CHÚA làm nơi trú ẩn,
có Đấng Tối Cao làm chỗ nương thân.
10 Bạn sẽ không gặp điều ác hại,
và tai ương không bén mảng tới nhà,
11 bởi chưng Người truyền cho thiên sứ
giữ gìn bạn trên khắp nẻo đường,
12 và thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng
cho bạn khỏi vấp chân vào đá.
13 Bạn có thể giẫm lên hùm thiêng rắn độc,
đạp nát đầu sư tử khủng long.
14 Chúa phán: "Kẻ gắn bó cùng Ta sẽ được ơn giải thoát,
người nhận biết danh Ta sẽ được sức phù trì.
15 Khi kêu đến Ta, Ta liền đáp lại
lúc ngặt nghèo có Ta ở kề bên.
Ta giải cứu và ban nhiều vinh dự,
16 cho sống lâu, tuổi thọ dư đầy
và hưởng ơn cứu độ Ta ban."

Bẫy Ngầm

Anton-Phaolo, SJ

Khởi đầu mùa Chay, Hội Thánh mời gọi các tín hữu thanh tẩy tâm hồn, gọt dũa những thói hư tật xấu bằng việc hãm mình, ăn chay, cầu nguyện, và bố thí. Mùa Chay cũng là lúc chúng ta vào sa mạc của cõi lòng mình, để cùng đồng hành với Đức Kitô trên đường thao luyện tâm linh.

Theo Tin Mừng thuật lại, sau khi chịu phép rửa, Đức Yêsu đi vào hoang địa xứ Yuđêa để tĩnh lặng, cầu nguyện và chuẩn bị cho sứ mạng rao giảng. Sau 40 ngày nhịn ăn uống, chuyên tâm cầu nguyện, tinh thần ngài tuy có phấn chấn, nhưng thân xác rã rời mệt mỏi mệt. Chính lúc đó, tên Cám Dỗ quyết tâm ra mặt. Hắn đã theo dõi ngài rất kỹ và tìm cơ hội để dụ dỗ ngài.

Biết được Đức Yêsu đang đói, hắn mời mọc: “Này ông, nếu ông là Con Thiên Chúa, truyền cho đá này hóa bánh ăn cho đỡ đói đi!” Một lời dụ dỗ mê hoặc đồng cảm. Hắn dư biết đói khát có thể làm cho con người hoa mắt, đầu óc căng thẳng, không còn làm chủ được bản thân.

Đức Yêsu cũng xao xuyến. Ờ, sao lại không nhỉ? Có gì khó đâu? Mình là Con Thiên Chúa cơ mà? Thế nhưng ngài chợt bừng tỉnh. “Con Người sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn do Lời Thiên Chúa phán ra.” Quyền năng Thiên Chúa ban không phải để mưu lợi cho chính mình. Mỗi khi gặp khó khăn không thể chỉ giải quyết theo bản năng tự nhiên. Niềm tin ở đâu? Phẩm giá của con người ở đâu?

Được lắm! Tên Cám Dỗ gật gù. Có lẽ ông chưa bao giờ được nếm mùi vinh hoa phú qúy. Hắn bày ra trước mặt ngài những cám dỗ của vật chất quyền lực. “Tôi sẽ cho ông toàn quyền cai trị cùng với vinh hoa lợi lộc. Chỉ cần ông ưng thuận theo tôị. Cả thế gian này là của ông.” Có tiền có quyền, ông muốn gì được nấy. Ông cứ nghĩ xem, ở đời ai lại chẳng muốn tiền tài danh lợi. Đó là lẽ thường tình mà.

Thế nhưng Đức Yêsu tiếp tục phản kháng. “Con người chỉ thờ lạy một Thiên Chúa mà thôi” Điều răn thứ nhất dạy ta kính mến Người trên hết mọi sự. Sao lại có thể làm tôi hai chủ? Sao lại có thể làm nô lệ cho vinh hoa lợi lộc?

Không chịu thua, tên Cám Dỗ đưa Đức Yêsu lên nóc đền thờ Yêrusalem. Nó thách ngài: “Ông là Con Thiên Chúa ư, thì cứ thử nhảy xuống xem. Nếu Chúa thương ông, thì ông không hề hấn gì đâu. Nếu có Chúa bảo vệ ông, thì ông chẳng vấp ngã đâu.” A, một cái bẫy thâm độc. Tên Cám Dỗ đang thách thức niềm tin của ngài vào Thiên Chúa. Hắn tìm cách xói mòn sự tín thác vào Đấng Quan Phòng. Cám dỗ càng lúc càng tinh vi hơn. Nếu gặp thất bại khổ đau, phải chăng Chúa không thương tôi? Phải chăng Chúa không có thật? Khi con người hoài nghi về tình thương của Thiên Chúa, người ta sẽ nghi ngờ tất cả. Khi con người đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa, lúc đó Satan mỉm cười đắc thắng.

Không. Đức Yêsu cương quyết chối từ. “Ngươi chớ thử thách Thiên Chúa.” Tin tưởng vào Thiên Chúa là phó thác cuộc sống cho Người trong mọi hoàn cảnh. Đức tin không phải là đem cuộc đời ra đánh cuộc cho may rủi.

Biết không áp đảo được ngài, tên Cám Dỗ tạm thời bỏ đi, chờ dịp thuận tiện khác. Nó chỉ tạm thời rút lui chứ chưa bỏ cuộc.

Bạn thân mến,

Người Eskimo bắc cực có cách bẫy chó sói rất độc đáo. Họ mài những con dao thật bén, rồi đem nhúng dao đó vào máu súc vật cho đến khi lưỡi dao bọc toàn máu. Đêm đến, họ đem dao đó cắm ngoài đồng. Chó sói thính hơi nghe mùi máu, chạy đến liếm lưỡi dao tới tấp. Đến khi chính lưỡi nó bị dao cắt đứt, máu chảy ra, nó vẫn mải mê cắm đầu liếm mà không biết mình đang liếm máu mình, cho tới lúc kiệt sức ngã lăn ra chết.

Con sói vì mê say liếm máu tươi nên bị cạm bẫy mà chết. Còn con người chúng ta thì sao? Có khôn ngoan hơn không? Chúng ta cũng bị nhiều cạm bẫy đang rút dần rút mòn cuộc sống mình mà không biết. Trong câu chuyện Đức Yêsu bị cám dỗ trong sa mạc, tác giả Luca đã khéo léo lồng vào ba loại cám dỗ mà chúng ta thường mắc phải trong đời thường: ăn sung mặc sướng, vinh hoa phú quý, và danh vọng thành đạt.

Cạm bẫy thứ nhất đánh vào bản năng tự nhiên để sinh tồn, vào nhu cầu thể xác cơm ăn áo mặc. Đành rằng “có thực mới vực được đạo,” nhưng con người sống không chỉ cần cơm bánh, mà còn cần những giá trị tinh thần để nuôi dưỡng đời sống. Biết bao nhiêu cảnh đời éo le đã và đang xảy ra quanh ta chỉ vì nhiều người quần quật lo thỏa mãn nhu cầu vật chất mà quên đi ý nghĩa cuộc đời. Ta sống làm gì? Sống cho ai?

Cạm bẫy thứ hai đánh vào nhu cầu tâm lý có voi đòi tiên. Nó tạo ra cho chúng ta nhiều nhu cầu giả tạo về vật chất cũng như tinh thần. Đồ dùng phải là hàng hiệu. Quần áo thì phải nhãn mác. Xe cộ, nhà cửa phải bằng người ta. Cái tâm lý muốn có tất cả, không muốn thua kém ai, nếu không biết tiết chế sẽ đưa chúng ta vào bẫy sập của lòng ham muốn vô độ.

Cạm bẫy thứ ba lại càng tinh vi hơn. Thành công, được trọng vọng, được người khác tri ân biết đến mình là một nhu cầu tinh thần. Đo lường cuộc sống bằng mức độ thành công luôn là một cái bẫy nguy hiểm kể cả cho những ai tưởng mình đã thoát tục. Một câu khen tặng có thể làm ta ngây ngất đến trời mây. Một vài lời phê bình chỉ trích cũng có thể làm ta rơi vào lửa hận thù ghen ghét. Còn thất bại thì sao? Nó có làm cho ta thối chí nản lòng, rồi đâm ra ganh tị bất mãn không? Nó có làm cho ta nghi ngờ vào tình thương của Thiên Chúa, vào sự hiện diện của Người không?

Ăn sung mặc sướng, vinh hoa phú quý, và danh vọng thành đạt là các bẫy ngầm làm chúng ta dễ dàng đánh mất đi giá trị của chính mình là “con cái Thiên Chúa.” Ngay cả các tu sĩ linh mục cũng chưa chắc thoát ra được những cạm bẫy này. Nếu ma quỷ không bỏ qua cho Đức Yêsu, dễ gì chúng bỏ qua cho chúng ta. Bạn và tôi, chúng ta cần xin ơn Chúa để sớm nhận ra những cạm bẫy này trong đời sống hàng ngày, và tìm cách tránh xa chúng.

Bạn thân mến,

Cuộc sống của chúng ta, ai lại chẳng phải đối diện với những nhu cầu từ vật chất đến tinh thần. Cái khó là chúng ta dựa vào đâu để giải quyết những khó khăn này? Dựa vào những tiêu chuẩn của con người hay của Thiên Chúa?

Vương quyền của Satan ở thế gian này và giá trị của Nước Thiên Chúa là hai điều đối nghịch. Cám dỗ của Satan, tên Thủ Lãnh thế gian, là lôi kéo chúng ta từ từ từng bước một chỉ còn biết đến mình và các nhu cầu của mình. Từ nhu cầu cơm ăn áo mặc sang danh vọng của cải, rồi đến cái TÔI tự mãn chẳng mấy chốc. Từ tự mãn đến tự phụ, từ tự phụ đến tự kiêu, và từ tự kiêu dẫn đến bao tội lỗi khác. Ngày nào đó tự nhiên Chúa sẽ không còn chỗ đứng trong cuộc đời của tôi.

Còn con đường Đức Yêsu mời gọi chúng ta là tiết chế khổ hạnh, chọn tinh thần khó nghèo để tập sống khiêm nhu phó thác và sẵn sàng mở lòng đón nhận ân sủng. Từng bước một chúng ta tập sống tín thác vào tình thương của Chúa trong mọi hoàn cảnh. Từ khó nghèo đến khiêm nhu, từ khiêm nhu đến phó thác, và từ đó dẫn vào bao nhân đức khác. Con đường nhân đức là con đường bỏ mình để đến với Chúa qua tha nhân.

Sống trong một xã hội hưởng thụ, chúng ta dễ dàng bị hoa mắt bởi muôn vàn lời mời mọc quyến rũ. Tất cả những nhu cầu vật chất cũng như tinh thần, tự chúng không phải là điều xấu. Chúng trở nên cám dỗ khi ta dựa vào chúng để tìm hạnh phúc. Chúng trở thành những trói buộc khi ta dành quá nhiều thời gian để chạy theo chúng. Chúng hóa thành những quyến rũ làm ta đánh mất chính mình.

Nếu không cẩn thận chúng ta rất dễ lầm lẫn giữa “những gì tôi muốn” và “những gì tôi cần”. Lòng ham muốn sẽ chi phối, ảnh hưởng trên cuộc sống chúng ta. Những quyến luyến dính bén, rất dễ đưa chúng ta vào con đường thỏa mãn chính mình và xa rời Thiên Chúa. Chúng ta cũng sẽ như con sói liếm máu mình cho đến chết. Satan chỉ chờ có thế!

Mùa Chay. Mùa của sự tỉnh thức. Mùa Chay là thời gian để hồi tâm cảnh tỉnh trước những cạm bẫy của cuộc đời. Lời Chúa hôm nay nhắc nhở chúng ta phải tỉnh thức để không bị mê hoặc.

Mời bạn đến cùng Chúa Yêsu trong bí tích Thánh Thể, để xin ngài ban ơn cho chúng ta chống trả những cơn cám dỗ rất gần gũi và thực tế này. Mời bạn đến cùng Chúa Yêsu trong bí tích Hoà Giải để lãnh nhận ơn tha thứ và bình an. Mời bạn đến cùng Chúa Yêsu trong cầu nguyện, hy sinh, hãm mình để trải cõi lòng lãnh nhận ơn sủng và sức mạnh nội tâm.

Lạy Chúa Yêsu,

Chúa đã trải qua 40 ngày trong sa mạc để chịu thử thách. Xin cho chúng con được ơn biết nhận ra những bẫy ngầm trong cuộc sống, và có sức mạnh để chống trả. Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ. Nhưng xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.

Saturday, February 24, 2007

Lenten Reflection - Saturday after Ash Wednesday

Human Love Reflects God's Love - (Tình Chúa Qua Tình Người)

Jesus answered, "Those who are well have no need of a physician, but those who are sick; I have come to call not the righteous but sinners to repentance." - Luke 5:31-32

We all long for love without condition. We look for such unconditional love in the faces and hearts of many people. While our parents, brothers, sisters, teachers, friends, or spouses can love us in deep and meaningful ways, their love cannot fully satisfy our deep longing. While human loves can reflect God's love without condition, they are limited and broken. No human love fulfills our hearts desire, and sometimes human love is so imperfect that we can hardly recognize it as love.

When our broken love is the only love we can have, we are easily be thrown into despair, but when we live our broken love as a partial reflection of God's perfect, unconditional love, we can forgive one another and enjoy together the love we have to offer. When we acknowledge ourselves as sinners who expect people to love us perfectly as God loves, we make space in for God. We allow God's indwelling Spirit to heal our wounds, purifies our desires, and unites us with God, whose personal and abiding love surpasses our wildest imaginations.

"O God, help me not to demand of others the perfect love they cannot give."

adapted from Henri Nouwen

-----
Suggested reflection format

Labels:

Lời mời gọi

Ðấng Nhân Từ đi ngang qua, nhìn vào lòng tôi, thấy hết mọi sự, biết rõ từng chi tiết về tôi, vậy mà lạ lùng thay đã mở lời mời: "Hãy theo Ta!". Ngài muốn tôi thuộc về Ngài: "Ta không đến kêu mời người công chính, nhưng để gọi kẻ tội lỗi ăn năn hối cải." (Lc 5:32)

Lòng nhân từ của Thiên Chúa tỏ hiện trọn vẹn nơi khuôn mặt Ðức Giêsu, nơi lời nói khoan dung từ miệng Ngài, nơi sự dịu hiền của bàn tay Ngài chạm đến tôi.

Sự hối cải không đến do việc tôi nhìn vào chính mình cho bằng do việc tôi chiêm ngắm dung nhan tuyệt vời của Thiên Chúa. "Người cũng làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi, để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên gương mặt Ðức Kitô." (2 Cr. 4:6). Tâm hồn hối cải không bận tâm với những tội lỗi dị hợm của mình, nhưng say sưa chiêm ngưỡng vinh quang rạng ngời của Thiên Chúa trên gương mặt Ðức Kitô.

Bữa tiệc linh đình của Lêvi giữa những người thu thuế ngồi cùng bàn với Ðức Giêsu chỉ là một hình bóng lu mờ của một yến tiệc linh đình mà vô số người tội lỗi sẽ được mời đến dự. Lòng nhân từ và hiếu khách của Thiên Chúa khiến Ngài muốn ngồi vào bàn với tất cả những ai chấp nhận đến với Ngài.

"Họ được no say yến tiệc nhà Ngài,
nơi suối hoan lạc, Ngài cho uống thỏa thuê."
(TV 36:9)

LT Tuần 2 - Ba Trình Ðộ Khiêm Nhường

Một hình ảnh giúp cầu nguyện với đề tài này lấy thí dụ từ một người bị xúc phạm đến danh dự của mình:

First Mode: He does not care to retrieve his good name if it cannot be done without serious sin.

Second Mode: He will not try to defend his honor if this would involve committing venial sin; but if it can be done without sin, he wants to restore his reputation.

Third Mode: He considers the loss of reputation as profit in Christ. Instead of defending himself, he will gladly suffer the injury in silence. But on one condition: as long as God's glory is equally served, i.e., when neither a moral obligation nor benefit to others demands that he vindicate his legitimate rights. If such an obligation or benefit exists, then ipso facto there is no longer equal glory to God, and he will defend his reputation without failing in the spirit of the third mode. All the while his internal dispositions are such that if a just defense of his honor were not obligatory in itself or profitable to the neighbor, he will consider it a privilege to suffer in the company of his humiliated Master."

-----
Opera Spiritualia, Joannis P. Roothaan, Vol II, p.117

Friday, February 23, 2007

Lenten Reflection - Friday after Ash Wednesday

Meeting and Loving God of the Poor

"This, rather, is the fasting that I wish: releasing those bound unjustly, untying the thongs of the yoke; setting free the oppressed, breaking every yoke; sharing your bread with the hungry, sheltering the oppressed and the homeless; clothing the naked when you see them, and not turning your back on your own." - Isaiah 58:6-7

Fasting is commonly understood as a means of personal holiness: a way of expiating sin, of purifying one's spirit, of offering something up to God. However, fasting is integrally related to the almsgiving of the Gospel – the practice of compassion and justice. We are challenged to a greater simplicity of life, to "live simply so that others may simple live." Does our Lenten commitment involve a deeper reaching out to our sisters and brothers who are marginalized and forgotten? Do we adopt a simpler lifestyle, or sharing of time and resources that raise awareness concerning the plight of those less privileged in society, or deepen solidarity with the poor?

God in Jesus whom we seek to know, love, and serve was born poor, lived a poor life, identified with the poor, and died poor. Our love for God is diminished if there is less room for the poor in our hearts? In reaching out to such sisters and brothers, we open ourselves to meeting and loving our God who stands with those who are poor. This is not an easy message; yet do we genuinely long to encounter and love the God of Jesus?

"O Lord, help us reach out in profound gratitude to you in those whom society rejects, abandons, or despises."

-----
Suggested reflection format

Labels:

Thursday, February 22, 2007

Lenten Reflection - Thursday after Ash Wednesday

God Never Gives Up Loving Us

"Today I have set before you life and prosperity, death and doom … Choose life!" - Deut 30:15

We often confuse unconditional love with unconditional approval. God loves us without conditions but does not approve of every human behavior. God doesn't approve of betrayal, abuse, violence, hatred, suspicion, and all other expressions of evil, because they all contradict the love God instill in the human heart. Evil is the absence of God's love. Evil does not belong to God.

God's unconditional love means that God continues to love us even when we say or think evil things. The injunction to "choose life" is not a condition of God's love for us. Rather, it describes the path to happiness and fulfillment. God continues to wait for us as a loving parent waits for the return of a lost child. Whereas our sins may keep us from God; but they can never keep God from us.

Not only does God never gives up loving us, but God chooses to create us anew every moment with each breath we take and each beating of our own hearts which continue to give life. God chooses us as we are, regardless of our response.

The challenge to "choose life" lies within the truth that God has already chosen us, over and over again. Persistently; patiently.

"O God, when we are most tempted to give up on ourselves, help us to remember that you never give up on us."

adapted from Henri Nouwen

-----
Suggested reflection format

Labels:

Wednesday, February 21, 2007

Lenten Reflection - Ash Wednesday

God Loves Us and Wants Our Love

"Return to the Lord, your God, for he is gracious and merciful, slow to anger, and abounding in steadfast love, and relents from punishing." - Joel 2:13

What can we say about God's love? We can say that God's love is unconditional. God does not say, "I love you, if …" There are no ifs in God's heart. God's love for us does not depend on what we do or say, on our looks or intelligence, on our success or popularity. God's love brings us into this life and carries us into the next. God's love is from eternity to eternity and is not bound to any time-related events or circumstances. Nor is it dependent on our faithfulness.

God invites us through the Lenten journey to return, to come back, to change: to enter the desert of our inner landscape to acknowledge areas of unfreedom and resistance and allow God's unconditional love to transform us. Fasting, alms-giving, and prayer are observances that rend our hearts to make room for Love without conditions.

Let us dare to be drawn deeper into an intimate relationship with God in generosity, honesty, and trust. "O God, my Creator and Redeemer, help me this Lent to deepen my awareness and appreciation of your awesome love for me."

adapted from Henri Nouwen

-----
Suggested reflection format

Labels:

Lenten Reflection: An Invitation from Fr Tri Ðinh, SJ

My friends in the Lord,

In the past three years, I have sent a short reflection each day of Lent. I hope it will assist you in your Lenten discipline of prayer.

These reflections on the Scripture of the day are meant to be a help for a daily 5-10 minute reflection or prayer. Some of these reflections are adapted from Henri Nouwen; others will be written by someone else or me. If you feel moved to write one, please let me know.

May I suggest the following format for each reflection: follow this link

United in prayer,
fr Tri Dinh, S.J.

Labels:

Suggested format for reflection

May I suggest the following format for each reflection:

1. Place yourself in God's presence, perhaps with a prayer like: "Spirit of God, please pray through me, draw me to you, sanctify, and create me anew."

2. Read the reflection slowly and be attentive to what stirs within you.

3. Speak to God or Jesus about whatever is on your mind and in your heart.

4. Listen to God's response or simply rest in God's presence with an open mind and a receptive heart.

5. End with the "Our Father" or another favorite prayed slowly.

Labels:

Tuesday, February 20, 2007

Con số 40 trong Kinh Thánh

Chúng ta nghe nhắc đến con số 40 nhiều lần trong Kinh Thánh. Trong câu chuyện lụt Đại Hồng Thủy thời ông Noê, trời mưa ròng rã suốt 40 đêm ngày (St 7:4, 12, 17; 8;6). Ông Môisê sau khi lập giao ước với Yavê tại núi Sinai, đã ở lại với Ngài tại đó trọn 40 ngày (XH 24:18). Tiên tri Êlia khi bị hoàng hậu Jezebel cho quân lính lùng bắt, đã phải trốn vào sa mạc và đi suốt 40 ngày đêm để tới núi Horeb (1 Vua 19:8). Tiên tri Giôna cho dân thành Ninivê thời hạn 40 ngày để ăn năn sám hối. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu chịu cám dỗ suốt 40 ngày đêm trong sa mạc; và Ngài lên trời 40 ngày sau khi phục sinh (Cvtđ 1:3).

Đọc sách Dân Số, ta thấy khi Dân Do Thái về gần đến Đất Hứa, ông Môisê sai một toán người đi do thám để xem tình hình tại đó thiên thời địa lợi ra sao. Sau 40 ngày nghiên cứu tình hình họ trở về và tường thuật rất tỉ mỉ những gì đã thấy và còn mang theo cả những hoa trái của vùng đất mà họ gọi là tràn trề sữa và mật. Họ kể thêm rằng thành thị ở đó kiên cố và rộng lớn, dân chúng có vóc dáng to lớn khổng lồ, còn mình thì chỉ nhỏ bé như châu chấu. Nghe những gì họ tường thuật, dân Do Thái trở nên sợ hãi và nhất định không muốn vào miền đất ấy nữa mặc dù điều đó chứng tỏ họ không tin tưởng nơi lời hứa của Yavê. Vì thế họ đã bị phạt phải cực khổ đi trong sa mạc suốt 40 năm, mỗi năm bị phạt tương ứng với 1 ngày của toán đi do thám.

Câu chuyện tuy có thể gây cho ta một cảm nghĩ tiêu cực về sự nghiêm khắc của Yavê nhưng thật ra lại giúp truyền đạt một ý nghiã trừu tượng. Con số 40 mang ý nghĩa gì?

Một mặt con số 40 tượng trưng cho số nhiều, nói lên một khoảng thời gian dài dù là 40 ngày hay 40 năm. Mặt khác nó cũng nói lên những ý nghĩa sâu xa bên trong con số 40 đó. Những gì xảy ra trong khoảng thời gian đó có thể là sự kiên nhẫn, sự thử thách, sự phấn đấu.

Nhưng đáng kể nhất, con số 40 mang ý nghĩa thời gian chuẩn bị để đón nhận ơn sủng của Thiên Chúa:

Sau nạn lụt Hồng Thủy một dòng dõi mới được tạo lập. Sau thời gian gặp gỡ giữa Yavê và Môisê một giao ước mới được thành lập. Sau 40 năm lang thang trong hoang địa dân Chúa được vào Đất Hứa. Sau 40 ngày ăn chay dân thành Ninivê trở lại với Thiên Chúa. Sau hành trình lên núi Hôreb, Êlia được Chúa tăng sức và trở lại sứ mạng của mình. Sau thời gian cầu nguyện và chịu cám dỗ trong sa mạc, Chúa Giêsu tràn đầy Thánh Thần bắt đầu loan báo Tin Mừng và khi Ngài về trời sau 40 ngày phục sinh, Giáo Hội được khai sinh và bước vào giai đoạn truyền giáo.

Riêng chúng ta, 40 ngày Mùa Chay là thời gian chuẩn bị tâm hồn để được hân hoan đón nhận ơn sủng Phục Sinh.

VTL

Sunday, February 18, 2007

Mười Ðiều Răn về Lòng Thương Xót

Lời Chúa Thánh Lễ Chúa Nhật tuần này (CN7 TN) là Mười Ðiều Răn về Lòng Thương Xót

Luca 6:27-38
1. "hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em," (câu 27)
2. "hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em" (c28)
3. "Anh em muốn hãy cho" (c30)
4. "muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy" (c31)
5. "hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả" (c35)
6. "hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Đấng nhân từ" (c36)
7. "đừng xét đóan, thì anh em sẽ không bị Thiên chúa xét đóan" (c37)
8. "đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án" (c37)
9. "hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha." (c37)
10. "hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại" (c38)

Ðiều răn 1:
"hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em," (câu 27)
Chúa không nói "hãy tìm lời phải trái để đôi co với kẻ thù, hãy tranh luận với những người ghét các con để họ nghe theo các con và chấp nhận các con." Vì thường thường trong những tranh luận ai cũng muốn biện hộ cho lập trường của mình và muốn chứng tỏ kẻ thù của mình sai lầm.

Nhưng lời mời gọi của Chúa cao qúi hơn nhiều: "hãy yêu kẻ thù!" Nghĩa là đừng bận tâm tranh cãi, thuyết phục, quật ngã đối phương bằng lý luận ... nhưng hãy "simply love him/her!"

Chúa cũng không bảo chúng ta hãy lờ đi, tránh né không thèm nhìn đến thù địch, nhưng ngược lại phải đến với họ, vì có đến với họ thì mới có thể "làm ơn" cho họ được!

Ðiều răn thứ 2:
"hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em" (c28)
Chúc lành cho ai là xin ơn sủng của Chúa cho người đó.
Làm theo điều răn này là làm một lúc hai việc: thứ nhất là hướng lòng về Chúa trong cầu nguyện, thứ nhì là xin ơn xuống cho người đó.

Cầu nguyện được trong khi gặp "bách hại" để xin ơn cho kẻ thù thì "sức" đó ở đâu? nếu không phải do từ Thiên Chúa?

Ðiều răn thứ 3.
"Anh em muốn hãy cho" (c30)
Ngay cả nếu không có của cải để cho thì một lời nói, một cử chỉ cũng là một món qùa.
Có ai "nghèo" đến nỗi không có một lời nói chân thành, một cử chỉ thân ái, một tâm tình qúy mến để cho đi ?

Ðiều răn thứ 4.
"muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy" (c31)
Ðiều răn này rất thực tế và nói đến sự công bằng trong cách cư xử với nhau.
Chẳng hạn như .... Tôi mong người khác đáp ứng lời mời của tôi khi tôi cần sự hiện diện của họ, thì ngược lại tôi cũng cần nhận lời của họ khi họ mời tôi, cần tôi.

Ðiều răn thứ 5.
"hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả" (c35)
Ở đây có hai yếu tố: của cho vay (the thing lent) và sự tin tưởng (trust).

Ðối với người đi vay mượn, của cho vay không quan trọng bằng sự tin tưởng của người làm ơn cho mình. Khi tôi hạ mình đi vay của ai một chút gì đó, điều tôi qúy trọng hơn cả là thấy người ta tin tưởng nơi tôi. Tôi không mất giá trị vì túng thiếu, ngược lại phẩm giá của tôi được nâng cao nhờ sự tin tưởng của người cho tôi vay nợ

Và khi tôi trả xong nợ thì món nợ không còn được để ý đến nữa, nhưng tấm lòng của người làm ơn cho tôi sẽ còn lưu lại mãi mãi.

Ðiều răn thứ 6.
"hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Đấng nhân từ" (c36)
Thiên Chúa không "kỳ thị" trong lòng nhân từ. Không có sự phân biệt giữa loại người nào hoặc hình thức tội lỗi nào đáng hoặc không đáng được nhận lòng nhân từ của Thiên Chúa. Trái tim của Chúa bị thu hút bởi mọi sự đau khổ và tội lỗi. No misery, no brokenness, no sin, is excluded from that place of healing that is the hospitable Heart of God.

Ðiều răn thứ 7.
"đừng xét đóan, thì anh em sẽ không bị Thiên chúa xét đóan" (c37)
Khi chúng ta xét đoán, chúng ta đặt mình ngang hàng với Thiên Chúa vì chỉ duy một mình Thiên Chúa có quyền xét đoán. Chỉ mình Chúa thấu hiểu từng người tận nơi đáy lòng.
Khi tôi xét đoán ai thì một cách gián tiếp tôi đang kiêu ngạo vì cho rằng tôi tốt lành hơn người đó.

Ðiều răn thứ 8.
"đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án" (c37)
Lên án là bước kế tiếp của xét đoán. Khi lên án ai tôi đã hoàn toàn bóp méo hình ảnh của Thiên Chúa ngay trong lòng tôi.
Hãy để ý lòng của mình sau khi lên án một người nào khác: tôi sẽ có bình an hay thêm hận thù?

Ðiều răn thứ 9.
"hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha." (c37)
"tha thứ" là một trong những lời xuất phát từ miệng tôi nhiều nhất.
Ngạc nhiên? ... thử hỏi một ngày tôi đọc kinh Lạy Cha bao nhiêu lần? Nếu "xét đoán" và "lên án" bóp méo hình ảnh của Thiên Chúa trong tôi thì ngược lại, "tha thứ" làm cho tôi thêm giống Thiên Chúa

Ðiều răn thứ 10.
"hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại" (c38)
Cho với một sự tự do, không cần để ý đếm xem tôi còn lại bao nhiêu cho riêng tôi. "Freedom and detachment" với của cải. Vì cuối cùng (cuối đời) những gì tôi giữ lại sẽ mất nhưng những gì tôi cho đi sẽ mãi mãi còn, và những gì Thiên Chúa cho lại thì làm sao có thể đếm được?

Vũ Tiến

Saturday, February 03, 2007

Linh Thao Tuần 2 - Hai cờ hiệu

- Qua bài suy niệm này, Thánh INhã giúp chúng ta nhận định và phân biệt hai lối sống đối nghịch nhau theo hai lãnh đạo là Chúa Kitô và Satan - và chiến thuật của cả hai bên.

- Ở đây không phải để lựa chọn theo bên nào (người làm LT chắc chắn biết mình chọn bên nào rồi!) nhưng là để làm discernment. Nhận định xem mối liên hệ của tôi với Chúa Kitô tiến triển ra sao.

- Bài suy niệm này cũng không có mục đích để xét mình nhưng để nhận thức ra những mưu chước của Satan, bao lâu nay đang dùng những chiến thuật nào để ảnh hưởng trên tôi.

- Có 2 cách Satan thường dùng: đe dọa và dụ dỗ khéo léo không để ta nghi ngờ

- Chiến thuật của Satan là tìm cách làm cho tôi trở thành một thứ nô lệ, tôi chỉ biết đến mình, chỉ tìm mưu lợi cá nhân.

- Mồi của Satan dùng là giàu sang, danh vọng và tự tôn. [LT 142]

- Satan là cha của sự dối trá. Nó thổi phồng những khả năng của tôi để tự đề cao mình. Hoặc ngược lại dùng những nhược điểm của tôi để dìm tôi xuống.

- Đường lối của Chúa Kitô thì ngược lại: thành thật, khiêm nhường và ngay thẳng.

- Tuy thánh INhã dùng những biểu tượng (những cờ hiệu của triều đình, banners), nhưng bài suy niệm này muốn giúp người làm LT áp dụng vào cho chính mình, những chiến trận ngay trong lòng mình.

- Những trận chiến hàng ngày tôi phải đối diện mà có khi tôi không để ý tới. A direction and orientation in life must be chosen and follow!

- This new birth is always accompanied by a dying. It involves the death of a previous approach and the missed opportunity of any number of other views of life. The death of a past self is never easy or painless.

- Mặc dù tôi biết tôi thuộc về đạo binh của Vua Kitô, nhưng cũng có lúc giật mình thấy trên đầu mình là cờ hiệu của Satan khi tôi lầm lẫn đứng sai vị trí.

- Bài suy niệm này giúp tôi ý thức rõ hơn những trận chiến này ngay trong lòng của tôi, hàng ngày ... do đó được coi là nền tảng cho việc làm discernment.