Lời Chúa Thánh Lễ Chúa Nhật tuần này (CN7 TN) là
Mười Ðiều Răn về Lòng Thương XótLuca 6:27-38
1. "hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em," (câu 27)
2. "hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em" (c28)
3. "Anh em muốn hãy cho" (c30)
4. "muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy" (c31)
5. "hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả" (c35)
6. "hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Đấng nhân từ" (c36)
7. "đừng xét đóan, thì anh em sẽ không bị Thiên chúa xét đóan" (c37)
8. "đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án" (c37)
9. "hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha." (c37)
10. "hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại" (c38)
Ðiều răn 1:
"hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em," (câu 27)
Chúa không nói "hãy tìm lời phải trái để đôi co với kẻ thù, hãy tranh luận với những người ghét các con để họ nghe theo các con và chấp nhận các con." Vì thường thường trong những tranh luận ai cũng muốn biện hộ cho lập trường của mình và muốn chứng tỏ kẻ thù của mình sai lầm.
Nhưng lời mời gọi của Chúa cao qúi hơn nhiều: "hãy yêu kẻ thù!" Nghĩa là đừng bận tâm tranh cãi, thuyết phục, quật ngã đối phương bằng lý luận ... nhưng hãy "simply love him/her!"
Chúa cũng không bảo chúng ta hãy lờ đi, tránh né không thèm nhìn đến thù địch, nhưng ngược lại phải đến với họ, vì có đến với họ thì mới có thể "làm ơn" cho họ được!
Ðiều răn thứ 2:
"hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em" (c28)
Chúc lành cho ai là xin ơn sủng của Chúa cho người đó.
Làm theo điều răn này là làm một lúc hai việc: thứ nhất là hướng lòng về Chúa trong cầu nguyện, thứ nhì là xin ơn xuống cho người đó.
Cầu nguyện được trong khi gặp "bách hại" để xin ơn cho kẻ thù thì "sức" đó ở đâu? nếu không phải do từ Thiên Chúa?
Ðiều răn thứ 3.
"Anh em muốn hãy cho" (c30)
Ngay cả nếu không có của cải để cho thì một lời nói, một cử chỉ cũng là một món qùa.
Có ai "nghèo" đến nỗi không có một lời nói chân thành, một cử chỉ thân ái, một tâm tình qúy mến để cho đi ?
Ðiều răn thứ 4.
"muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy" (c31)
Ðiều răn này rất thực tế và nói đến sự công bằng trong cách cư xử với nhau.
Chẳng hạn như .... Tôi mong người khác đáp ứng lời mời của tôi khi tôi cần sự hiện diện của họ, thì ngược lại tôi cũng cần nhận lời của họ khi họ mời tôi, cần tôi.
Ðiều răn thứ 5.
"hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả" (c35)
Ở đây có hai yếu tố: của cho vay (the thing lent) và sự tin tưởng (trust).
Ðối với người đi vay mượn, của cho vay không quan trọng bằng sự tin tưởng của người làm ơn cho mình. Khi tôi hạ mình đi vay của ai một chút gì đó, điều tôi qúy trọng hơn cả là thấy người ta tin tưởng nơi tôi. Tôi không mất giá trị vì túng thiếu, ngược lại phẩm giá của tôi được nâng cao nhờ sự tin tưởng của người cho tôi vay nợ
Và khi tôi trả xong nợ thì món nợ không còn được để ý đến nữa, nhưng tấm lòng của người làm ơn cho tôi sẽ còn lưu lại mãi mãi.
Ðiều răn thứ 6.
"hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em Đấng nhân từ" (c36)
Thiên Chúa không "kỳ thị" trong lòng nhân từ. Không có sự phân biệt giữa loại người nào hoặc hình thức tội lỗi nào đáng hoặc không đáng được nhận lòng nhân từ của Thiên Chúa. Trái tim của Chúa bị thu hút bởi mọi sự đau khổ và tội lỗi. No misery, no brokenness, no sin, is excluded from that place of healing that is the hospitable Heart of God.
Ðiều răn thứ 7.
"đừng xét đóan, thì anh em sẽ không bị Thiên chúa xét đóan" (c37)
Khi chúng ta xét đoán, chúng ta đặt mình ngang hàng với Thiên Chúa vì chỉ duy một mình Thiên Chúa có quyền xét đoán. Chỉ mình Chúa thấu hiểu từng người tận nơi đáy lòng.
Khi tôi xét đoán ai thì một cách gián tiếp tôi đang kiêu ngạo vì cho rằng tôi tốt lành hơn người đó.
Ðiều răn thứ 8.
"đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án" (c37)
Lên án là bước kế tiếp của xét đoán. Khi lên án ai tôi đã hoàn toàn bóp méo hình ảnh của Thiên Chúa ngay trong lòng tôi.
Hãy để ý lòng của mình sau khi lên án một người nào khác: tôi sẽ có bình an hay thêm hận thù?
Ðiều răn thứ 9.
"hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha." (c37)
"tha thứ" là một trong những lời xuất phát từ miệng tôi nhiều nhất.
Ngạc nhiên? ... thử hỏi một ngày tôi đọc kinh Lạy Cha bao nhiêu lần? Nếu "xét đoán" và "lên án" bóp méo hình ảnh của Thiên Chúa trong tôi thì ngược lại, "tha thứ" làm cho tôi thêm giống Thiên Chúa
Ðiều răn thứ 10.
"hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại" (c38)
Cho với một sự tự do, không cần để ý đếm xem tôi còn lại bao nhiêu cho riêng tôi. "Freedom and detachment" với của cải. Vì cuối cùng (cuối đời) những gì tôi giữ lại sẽ mất nhưng những gì tôi cho đi sẽ mãi mãi còn, và những gì Thiên Chúa cho lại thì làm sao có thể đếm được?
Vũ Tiến